Grab bike biểu hình khắp Việt Nam, yêu cầu công ty Grab không tăng chiết khấu đối tác



Đăng ký và ấn chuông của kênh để ủng hộ mình nhé
Việc tăng mức thuế GTGT từ 3% lên 10% là chủ trương hoàn toàn đúng nhưng Grab lấy đó làm cớ để tăng cả phần trích nộp các khoản giảm trừ của tài xế là không đúng.

Nhà cái Fi88 tặng thêm 100% cho lần gửi tiền đầu tiên lên đến 2 triệu đồng!
👉 Nạp lại mỗi ngày lên đến 5% siêu hấp dẫn lên tới 6000k!

Sáng nay 7/12, hàng trăm tài xế Grab đã tập trung tại trụ sở Grab ở Duy Tân, để phản đối mức khấu trừ mới, sau khi áp dụng thuế GTGT trên mỗi cuốc xe.

Hầu hết các tài xế tập trung tại trụ sở Grab (tại phố Duy Tân, Hà Nội) là các tài xế GrabBike. Các tài xế cho biết, đang kêu gọi mọi người tập trung để đòi hỏi quyền lợi của mình, do Grab cắt mức phí quá cao.

Càng về trưa, số lượng tài xế đến đây ngày một đông, tất cả đều tắt app, mong muốn được làm việc với đơn vị chủ quản. Đến đầu giờ chiều, hàng trăm tài xế xe máy mặc áo Grab tổ chức diễu hành quanh hồ Gươm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Sau khoảng gần 1 giờ tập trung các lái xe Grab đã tản ra.

“Chạy 175.000 đồng bị trừ gần 57.500 đồng tiền phí, mức chiết khấu trên 23% công với chi phí xăng dầu lái xe sẽ không được bao nhiêu tiền, hãng đã quá o ép lái xe, tăng giá dịch vụ mà vẫn không có thỏa thuận”, anh Nguyễn Anh Tuấn một lái xe Grab ở Cầu Giấy nói.

Anh Nguyễn Ngọc Thiện tài xế Grabbike tại Hà Nội cho biết, hiện nay, Grab áp dụng mức khấu trừ 20% trên mỗi cuốc, sau đó lại tiếp tục trừ thêm 10% số tiền tài xế được hưởng.

“Trước đây, chạy cuốc 100.000 đồng sẽ bị công ty cắt 20% tiền phí, tức là mất 20.000 đồng, nhận về được 80.000 đồng, trong khi mức chiết khấu mới, khiến chúng tôi lại bị trừ thêm 10% thuế giá trị gia tăng (GTGT). Hãng nói không ảnh hưởng đến lái xe nhưng rõ ràng là tiền cho lái xe giảm”, anh Nguyễn Ngọc Thiện tài xế Grabcar tại Hà Nội chia sẻ.

Tắt app đình tài để phản đối chính sách tăng điều chỉnh lần này của hãng, các tài xế Grabbike cho rằng, việc điều chỉnh của hãng ảnh hưởng rất nhiều đến thu nhập của người lao động.

“Dù rằng Grab nói là tăng cước phí thu của khách để đảm bảo thu nhập cho cánh lái xe, nhưng thực sự việc tăng này liệu có khiến chúng tôi ít khách đi không?”, anh Dũng lái xe Grab đặt vấn đề.

Không chỉ có lái xe Grab tại Hà Nội, ở các thành phố khác như Hải Phòng, TPHCM các lái xe dịch vụ cũng kêu gọi trên các hội nhóm tắt app (ứng dụng) để phản đối chính sách của Công ty TNHH Grab tăng phí dịch vụ đối với lái xe.

Chính sách tăng phí dịch vụ của Công ty TNHH Grab không chỉ khiến các lái xe bức xúc còn ảnh hưởng tới người sử dụng dịch vụ này khi giá cước tăng lên. Chị Trần Thị Vân Anh (ở Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết, quãng đường đi từ nhà trên đường Giải Phóng đến cơ quan phố Bà Triệu thông thường hết 50.000 đồng nay lên đến hơn 60.000 đồng, nếu tính chi phí đi lại hàng ngày sẽ đội lên rất nhiều chưa kể cước tăng rất cao trong giờ cao điểm.

“Với giá cước mới áp dụng như thế này, đi đều hàng ngày như tôi mỗi tháng tăng lên vài triệu đồng, có lẽ tôi sẽ chọn một dịch vụ khác để đi”, chị Vân Anh chia sẻ.

Trước đó, ngày 5/12, Grab đã thông báo điều chỉnh tăng khấu trừ với tài xế và giá cước vận chuyển trên cả nước. Theo đó, tỷ lệ chiết khấu mới mà tài xế Grabcar phải chịu từ ngày 5/12 sẽ gồm: Phí sử dụng ứng dụng + Thuế GTGT + Thuế thu nhập cá nhân = 32, 841% tiền cuốc xe (với trường hợp phí sử dụng ứng dụng là 25%). Tỷ lệ này trước đó là 28, 375%.

Với trường hợp phí sử dụng ứng dụng ở mức 20% (GrabBike), chiết khấu trước ngày 5/12 là 23, 6%, thì tỷ lệ chiết khấu từ 11h ngày 5/12 sẽ là 28, 364%.

Quy định mới không làm tăng nghĩa vụ thuế đối với cá nhân tài xế công nghệ
PGS. TS. Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia tài chính – thuế cho biết, theo Nghị định số 126/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế có hiệu lực từ ngày 5/12, cách tính thuế giá trị gia tăng với các dịch vụ gọi xe công nghệ sẽ thay đổi. Các tổ chức hợp tác kinh doanh như Grab, Gojek, Bee… sẽ phải tiến hành khai thuế GTGT cho toàn bộ doanh thu của hoạt động hợp tác kinh doanh với mức thuế là 10% (thay vì 3% như trước đây) và khai thay, nộp thay thuế thu nhập cá nhân cho các tài xế hợp tác với các hãng xe công nghệ này.

Nhà cái Fi88 tặng thêm 100% cho lần gửi tiền đầu tiên lên đến 2 triệu đồng!
👉 Nạp lại mỗi ngày lên đến 5% siêu hấp dẫn lên tới 6000k!

“Việc tăng mức thuế GTGT từ 3% lên 10% là chủ trương hoàn toàn đúng nhưng Grab lấy đó làm cớ để tăng cả phần trích nộp các khoản giảm trừ của tài xế là không đúng. Bởi quy định mới này không làm tăng nghĩa vụ thuế đối với cá nhân tài xế công nghệ, thậm chí còn giảm do chỉ chịu thuế thu nhập cá nhân chứ không gánh thuế GTGT như lâu nay”, PGS. TS. Đinh Trọng Thịnh nhấn mạnh.
Bà Lan giải thích thêm, tài xế sẽ không phải nộp 3% thuế GTGT như hiện nay nữa, mà trách nhiệm nộp là của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp vận tải công nghệ Grab, Bee, Gojek sẽ phải có nghĩa vụ nộp thuế GTGT chứ không phải là tài xế. Quy định này đúng bản chất hoạt động kinh tế phát sinh, phù hợp thông lệ quốc tế và các luật về thuế. Đây là tiền thuế người tiêu dùng đóng, doanh nghiệp chỉ kê khai và nộp thay./.
#grabbike #grabtanggia #grabbieutinh #phandoigrab
Hoài Lam-Cẩm Tú/VOV.VN

Grab, Grab biểu tình, Grab tăng chiết khấu, Grab đình công, Grab bike

Xem Thêm Bài Viết Veeg Hành Chính Khác: https://colbertforsenate.com/hanh-chinh

Nguồn: https://colbertforsenate.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *